HƠN 12 TRIỆU NGƯỜI VIỆT NAM BỊ TĂNG HUYẾT ÁP

Huyết áp cao, hoặc tăng huyết áp xảy ra áp lực máu cao tác động lên thành động mạch. Các động mạch càng hẹp, huyết áp của bạn sẽ càng cao. Về lâu dài, áp lực gia tăng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả bệnh tim, đột quỵ…

Đo huyết áp thường xuyên tại nhà máy đo huyết áp

Các triệu chứng tăng huyết áp có thể bao gồm: Đau đầu, khó thở, chảy máu cam, chóng mặt…

Tăng huyết áp là tình trạng khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới. Riêng ở Việt Nam theo số liệu WHO, ước tính nước ta có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp (tính tới tháng 5/2018).

Tăng huyết áp thường phát triển trong vài năm. Thông thường, bạn không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng ngay cả khi không có triệu chứng, huyết áp cao có thể gây tổn thương cho các mạch máu và các cơ quan đặc biệt là não, tim, mắt và thận…

Phát hiện sớm tình trạng này là rất quan trọng. Theo dõi huyết áp thường xuyên có thể giúp bạn can hiệp và điều trị, phòng ngừa kịp thời.  Điều trị tăng huyết áp bao gồm cả thuốc theo toa và thay đổi lối sống lành mạnh. Nếu tình trạng này không được điều trị, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, bao gồm đau tim và đột quỵ.

Giới hạn huyết áp nào là bình thường?

Trong giới hạn bình thường, thì con số ở trên – huyết áp tâm thu (hay con số lớn hơn) phải ở trong khoảng từ 90 đến 120 và con số ở dưới – huyết áp tâm trương (hay số nhỏ hơn) phải nằm trong khoảng từ 60 đến 80.

Cách đọc chỉ số máy đo huyết áp Medally

Cách đọc chỉ số máy đo huyết áp điện tử Medally

Khi cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của bạn ở trong giới hạn này thì huyết áp của bạn sẽ được coi là bình thường (theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ).

Huyết áp được đo bằng đơn vị là milimet thủy ngân, viết tắt là mmHg. Bất cứ chỉ số huyết áp nào nằm trong khoảng dưới 120/80 mmHg và trên 90/60 mmHg sẽ được coi là bình thường. Huyết áp quá thấp sẽ không đủ để cung cấp đủ oxy và máu cho cơ thể và tim.

Nếu huyết áp của bạn ở trong giới hạn bình thường, bạn sẽ không cần phải can thiệp về mặt y tế. Tuy nhiên, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh và cân nặng hợp lý, để dự phòng bệnh tăng huyết áp.

Thường xuyên tập luyện thể thao và cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn có thể sẽ giúp ích cho bạn. Bạn sẽ cần phải thận trọng hơn trong các thói quen sống nếu bạn có tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp.

Các triệu chứng của tăng huyết áp?

Tăng huyết áp nói chung là một tình trạng im lặng. Nhiều người sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Có thể mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ để tình trạng đạt đến mức nghiêm trọng, đến mức các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn. Thậm chí sau đó, những triệu chứng này có thể được quy cho các vấn đề khác.

Các triệu chứng tăng huyết áp có thể bao gồm: đau đầu, khó thở, chảy máu cam, chóng mặt, đau ngực, thay đổi thị giác, có máu trong nước tiểu.

Những triệu chứng này cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Cách tốt nhất để biết bạn có bị tăng huyết áp hay không là đo chỉ số huyết áp thường xuyên với các máy đo tại nhà hoặc trạm y tế, bệnh viện.

(Sưu tầm)

  • HỆ THỐNG
    CỬA HÀNG